Bách khoa toàn thư việt nam

Vietnamese
Hội An
  26.086 K 2 years ago 3 hours ago
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Hoi_An.jpg

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng NamViệt Nam.

Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.

Trước thế kỷ II

Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn ĐộSri LankaTrung Đông, chứng tỏ cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này.

Thế kỷ II - Thế kỷ XV

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Chăm Pa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kỳ vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Chăm Pa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung ĐôngẤn Độ và nhiều tài liệu, thư tịch cổ Trung QuốcẢ RậpẤn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Chăm Pa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Chăm Pa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.

Thế kỷ XV - Thế kỷ XIX

Tiếp nối thời Chăm Pa, khoảng cuối thế kỷ XV, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỷ XVI - thế kỷ XVII, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỷ.

Họa phẩm Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển (朱印船交趾渡航図巻 / しゅいんせんこうちとこうずかん) có kích thước 32,8 cm x 1.100,7 cm hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng quốc gia Kyūshū (九州国立博物館), thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka - Nhật Bản. Được vẽ vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII, đồ quyển này mô tả chuyến hải hành của một châu ấn thuyền (loại thương thuyền lớn của Nhật Bản, có vũ trang và chỉ thông hành khi đã có giấy phép đóng dấu đỏ của Mạc phủ Tokugawa) từ hải cảng Nagasaki tới thương cảng Hội An.

Thời kỳ suy vong

Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh xuất quân đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.[6] Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.[7] Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát.[8] Năm 1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây sau thời Tây Sơn đã ghi lại: "Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi."[9] Khoảng 5 năm sau, dưới thời nhà Tây Sơn, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.[10]

Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng.[11] Mặc dù vậy, với vai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm.[9] Năm Minh Mạng thứ 5, nhà vua có qua Hội An, nhận thấy nơi đây không còn sầm uất như xưa, nhưng vẫn hưng thịnh hơn các thị trấn khác của người Việt.[8]

Giai đoạn 1858 đến 1975

Dưới thời Pháp thuộcĐà Nẵng là nhượng địa, còn Quảng Nam được hưởng quy chế bảo hộ. Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tòa sứ tại Hội An cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ tiếp sau, Hội An được chọn làm tỉnh lị của Quảng Nam.

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình

Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 3 phường: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong và 6 xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh.

Ngày 25 tháng 7 năm 1978, thành lập xã Tân Hiệp trên cơ sở đảo Cù Lao Chàm.[12]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng[13]. Thị xã Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998, Hội An được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 71/1999/NĐ-CP[14]. Theo đó:

  • Thành lập phường Thanh Hà trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cẩm Hà
  • Thành lập phường Tân An trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Cẩm Phô và xã Cẩm Hà.

Ngày 12 tháng 1 năm 2004[15]:

  • Chuyển xã Cẩm Châu thành phường Cẩm Châu
  • Chia xã Cẩm An thành 2 phường: Cẩm An và Cửa Đại.

Ngày 3 tháng 4 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận thị xã Hội An là đô thị loại III.

Ngày 8 tháng 3 năm 2007, chuyển xã Cẩm Nam thành phường Cẩm Nam.[16]

Ngày 29 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hội An.[1]

Thành phố Hội An có 9 phường và 4 xã như hiện nay.

This image, video or audio may be copyrighted. It is used for educational purposes only. If you find it, please notify us byand we will remove it immediately.
2 years ago