Bách khoa toàn thư việt nam


越南语
Catalog 越南

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 http://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10002/Can_Tho_.jpg

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà NẵngHải Phòng.

Năm 2019, Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân, Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)xếp thứ 11 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 40 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.282.300 người dân[7], GRDP đạt 117.500 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%.[8] Năm 2020 GRDP tăng 1,02%[9], GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2 triệu đồng/năm.[10]

Thành phố Cần Thơ nằm bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.[11]

Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh KiềuChợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệpthương mại – dịch vụgiáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Và sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique)

Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thuỷ của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm gần như còn sót lại của toàn cầu, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh". Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu do đá vôisa thạchđá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Làocao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

 http://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10002/Da_Nang.jpg

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộđường sắtđường biển và đường hàng không.[6] Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".[7][8] Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

 

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay Southeast Asian Games)

 

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng AnhSEA Games hay Southeast Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Hà Nộithủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,25 triệu người (niên giám thống kê 2020), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Hà Nội là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây, do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.[5] Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên "Thăng Long". Trong suốt thời kỳ của các triều đại , Trần, , Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là "Tiểu Paris phương Đông" thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp 1887–1946 và của miền Bắc Việt Nam 1954 – 1976 trước khi thống nhất miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tếvăn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.

div align="center">

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Được thành lập vào năm 1888 khi được tách ra từ một số tiểu khu ven biển của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng, cách Hà Nội 106 km theo Quốc lộ 5A hoặc Xa lộ xuyên Á AH14, về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hài Phòng đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, khoa học và kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụdu lịchgiáo dụcy tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu 3Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân Chủng Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Về kinh tế-xã hội, GRDP của Hải Phòng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 276,6 nghìn tỷ đồng, xếp 6/63 tỉnh thành cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 11,22 % top 2 cả nước, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.863 USD năm 2020 gấp 1,93 lần so với năm 2015, xếp thứ 6 trên 63 tỉnh thành.[6] Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành sơ bộ năm 2019 là 5,576 triệu đồng /tháng, xếp thứ 7 trên 63 tỉnh thành. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP nhiệm kỳ Đảng bộ khóa 2020-2025 tối thiểu 14,5%/năm, chỉ tiêu GRDP/người năm 2025 là 11.800 USD, cao nhất trong số các tỉnh thành cả nước.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

http://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10002/ASEAN2CAssociation_of_Southeast_Asian_Nations.png

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng AnhAssociation of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trịkinh tếvăn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam ÁTổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái LanIndonesiaMalaysiaSingapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Hiện tại, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên: BruneiCampuchiaLàoIndonesiaMalaysiaMyanmarPhilippinesSingaporeThái LanViệt Nam. Hai quốc gia không phải thành viên của ASEAN là Đông Timor và Papua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên.

ASEAN có diện tích đất 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có dân số khoảng 600 triệu người đông nam á, chiếm 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với diện tích đất. Năm 2018, tổng GDP ước tính của tất cả các quốc gia ASEAN lên tới xấp xỉ 2,92 nghìn tỷ USD[3]. Nếu coi ASEAN là một thực thể duy nhất thì thực thể này sẽ xếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, sau MỹTrung QuốcNhật BảnĐức. Dự kiến đến năm 2030, thực thể này có thể vươn lên thứ 4 thế giới.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) được thành lập.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城; Hán-Việt: Thăng Long hoàng thành)

 https://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10001/Zitadelle_Thang_Long.JPG

Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城; Hán-Việt: Thăng Long hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Trần và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Hoi_An.jpg

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng NamViệt Nam.

Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.

Trước thế kỷ II

Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn ĐộSri LankaTrung Đông, chứng tỏ cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này.

Thế kỷ II - Thế kỷ XV

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Chăm Pa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kỳ vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Chăm Pa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung ĐôngẤn Độ và nhiều tài liệu, thư tịch cổ Trung QuốcẢ RậpẤn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Chăm Pa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Chăm Pa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.

Thế kỷ XV - Thế kỷ XIX

Tiếp nối thời Chăm Pa, khoảng cuối thế kỷ XV, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỷ XVI - thế kỷ XVII, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỷ.

Họa phẩm Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển (朱印船交趾渡航図巻 / しゅいんせんこうちとこうずかん) có kích thước 32,8 cm x 1.100,7 cm hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng quốc gia Kyūshū (九州国立博物館), thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka - Nhật Bản. Được vẽ vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII, đồ quyển này mô tả chuyến hải hành của một châu ấn thuyền (loại thương thuyền lớn của Nhật Bản, có vũ trang và chỉ thông hành khi đã có giấy phép đóng dấu đỏ của Mạc phủ Tokugawa) từ hải cảng Nagasaki tới thương cảng Hội An.

Thời kỳ suy vong

Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh xuất quân đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.[6] Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng.[7] Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát.[8] Năm 1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây sau thời Tây Sơn đã ghi lại: "Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi."[9] Khoảng 5 năm sau, dưới thời nhà Tây Sơn, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.[10]

Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng.[11] Mặc dù vậy, với vai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm.[9] Năm Minh Mạng thứ 5, nhà vua có qua Hội An, nhận thấy nơi đây không còn sầm uất như xưa, nhưng vẫn hưng thịnh hơn các thị trấn khác của người Việt.[8]

Giai đoạn 1858 đến 1975

Dưới thời Pháp thuộcĐà Nẵng là nhượng địa, còn Quảng Nam được hưởng quy chế bảo hộ. Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tòa sứ tại Hội An cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ tiếp sau, Hội An được chọn làm tỉnh lị của Quảng Nam.

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình

Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 3 phường: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong và 6 xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh.

Ngày 25 tháng 7 năm 1978, thành lập xã Tân Hiệp trên cơ sở đảo Cù Lao Chàm.[12]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng[13]. Thị xã Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998, Hội An được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Ngày 16 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 71/1999/NĐ-CP[14]. Theo đó:

  • Thành lập phường Thanh Hà trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cẩm Hà
  • Thành lập phường Tân An trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Cẩm Phô và xã Cẩm Hà.

Ngày 12 tháng 1 năm 2004[15]:

  • Chuyển xã Cẩm Châu thành phường Cẩm Châu
  • Chia xã Cẩm An thành 2 phường: Cẩm An và Cửa Đại.

Ngày 3 tháng 4 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận thị xã Hội An là đô thị loại III.

Ngày 8 tháng 3 năm 2007, chuyển xã Cẩm Nam thành phường Cẩm Nam.[16]

Ngày 29 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hội An.[1]

Thành phố Hội An có 9 phường và 4 xã như hiện nay.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Hồ Chí Minh.

http://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10002/Ho_Chi_Minh_Mausoleum.jpg

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịchLăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc mít tinh.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.[1] Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

 https://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10001/Mekong.jpg

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước LàoMyanmaThái LanCampuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ ). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).

Ủy hội sông Mê Kông là một cơ quan liên chính phủ nhằm "thúc đẩy và phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng", gồm các thành viên LàoThái LanCampuchia và Việt Nam, còn Myanma và Trung Quốc là hai đối tác.

Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao động cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) rất thuận lợi cho lối canh tác ruộng lúa ngập nước cho nhiều vùng rộng lớn.

Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển Hồ" [1].

 

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

https://www.net4info.de/photos/cpg/albums/userpics/10001/Nha_nhac_cung_dinh_Hue.jpg

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia" [1]. "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất[1]. Cùng với không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO chính thức ghi danh.[1] Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.

Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế trong các đình làng cũng như loại nhạc nghi thức được chơi trong đám cưới hay đám tang, tất cả thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm phe văn và nhóm phe võ. Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hòa tấu trong dàn nhạc cung đình ở Huế từ đầu thế kỷ XIX và nguồn gốc của nó đã được tìm thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cúng đình tại các làng xã của người Việt ở Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.

此图片/视频/音频可能受版权保护,它仅用于教学目的